Việt Nam-Mỹ xúc tiến hợp tác về chất bán dẫn, đất hiếm
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.Nhân đôi lưu lượng data khi đi Hàn Quốc, Trung Quốc với mức giá không đổi
Chuyến xe nghệ thuật không chỉ là một chuyến đi đơn thuần mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, nơi những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm, trò chuyện cùng nghệ sĩ và nâng cao hiểu biết dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.Năm 2024, chương trình tạo ra 5 chuyến đi đầy ý nghĩa với những không gian nghệ thuật đặc sắc ở TP.HCM, Hà Nội. Tiếp nối thành công đó, ban tổ chức cho biết sẽ mở rộng quy mô, nội dung, mang đến những trải nghiệm phong phú hơn. Điểm đặc biệt của Chuyến xe nghệ thuật 2025 là sự mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, được thể hiện rõ nét qua chủ đề "Giao duyên giữa liền anh liền chị quan họ với các nghệ sĩ nhạc thính phòng", với sự tham gia của nghệ sĩ Bùi Hà Miên, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền, nghệ sĩ guitar Đặng Anh Tuấn và đặc biệt là NSND Thanh Lam.Nhìn lại hành trình của Chuyến xe nghệ thuật từ năm 2024, có thể thấy rõ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề được lựa chọn, từ việc khám phá "bộ tứ danh họa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái" tại bảo tàng tư nhân của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đến việc tìm hiểu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam tại xưởng vẽ của họa sĩ Hoài Hương. Mỗi chuyến đi đều mang đến những kiến thức và trải nghiệm quý giá.Chuyến xe nghệ thuật được tổ chức định kỳ mỗi tháng, xuất phát từ quán Cà phê Thứ Bảy tại TP.HCM và Hà Nội tới các địa chỉ văn hóa, không gian nghệ thuật được lựa chọn. Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa, mà còn là một cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng. Thông qua chương trình, những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp cận gần hơn với các tác phẩm, hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo và trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ.
TP.HCM: Chủ cơ sở massage chữa bệnh 'chui' bằng tế bào gốc bất hợp tác
Toàn thắng cả 2 trận, CLB Hoop Dreams dẫn đầu bảng B của Cúp bóng rổ VPrime 3x3. Ở bảng A, CLB MCFASolver Tech của Philippines tạm dẫn đầu bảng xếp hạng với 2 chiến thắng trước GG Basketball (Việt Nam) và Minakami Town (Nhật Bản).
Một điều quan trọng khác là nhiều giải marathon trên thế giới đã là “trợ thủ đắc lực” của các thành phố trong việc quảng bá, xây dựng hình ảnh cũng như nâng cao uy tín và thương hiệu. Đây là một dạng “quyền lực mềm” vô cùng lợi hại có thể nhanh chóng mang đến love mark cũng như nhiều lợi ích khác cho thương hiệu của thành phố chủ nhà. Ví dụ như tại Trung Quốc, sự phát triển mạnh mẽ của các giải chạy marathon tại Quảng Châu đã mang lại cho tỉnh này hơn 20 tỉ đô la đầu tư công từ chính phủ.
Hàng loạt doanh nghiệp xin giảm chỉ tiêu lợi nhuận
Sáng 22.2, giá vàng trong nước quay đầu giảm. Cụ thể, vàng miếng được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào ở mức 89,4 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng, giảm 600.000 đồng so với sáng hôm qua. Các công ty kinh doanh khác như PNJ, Doji... hiện có giá bán vàng miếng ngang với Công ty SJC. Tương tự, vàng nhẫn cũng đi xuống. Chẳng hạn, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC loại 1 chỉ, 2 chỉ được mua vào với giá 89,4 triệu đồng, bán ra 91,73 triệu đồng, giảm 600.000 đồng. Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng giảm 300.000 đồng, đưa giá mua vàng nhẫn xuống 90,1 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng...Giá vàng thế giới giảm còn 2.936,3 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 8 USD/ounce. So với mức cao kỷ lục gần 2.955 USD/ounce cách đây 2 ngày thì kim loại quý đã giảm khoảng 20 USD. Dù vậy, giá vàng vẫn đang ở mức cao và ghi nhận mức tăng 1,7% so với đầu tuần. Vàng đi xuống chủ yếu do hoạt động bán ra chốt lời. CNBC dẫn nhận định của các nhà phân tích của Commerzbank cho rằng nhu cầu về vàng hiện được thúc đẩy chủ yếu bởi các nhà đầu tư phương Tây và các ngân hàng trung ương. Các nhà đầu tư ETF dường như đang nhảy vào thị trường theo trào lưu. Kim loại quý giữ đà tăng cao xuất phát từ nỗi lo căng thẳng thương mại từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố vào ngày 19.2 cũng cho thấy các đề xuất chính sách ban đầu của ông Trump đã làm dấy lên lo ngại về lạm phát gia tăng, củng cố lập trường của ngân hàng trung ương là tiếp tục hoãn hạ lãi suất thêm nữa. Điều này phần nào làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý nhưng chưa đủ mạnh để kéo giá đi xuống...